I. Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?
-
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta đang bước vào giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến tự động hóa. Phải khẳng định rằng, hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ngành này luôn có thu nhập cao và không bao giờ sợ thất nghiệp trong hiện tại và cả tương lai.
- Có thể hiểu, Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…
- Cụ thể, nếu theo học chương trình đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn thuộc một trong các lĩnh vực như Điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động; Tự động hóa sản xuất và truyền thông trong công nghiệp; Lĩnh vực chế tạo và điều khiển robot;...
II. Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra trường làm gì?
- Đúng như tên gọi, ngành này thực hiện điều điều khiển và tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp trong các nhà máy. Kỹ thuật điều kiển có một cơ sở nền tảng khoa học vững chắc, đảm bảo cho việc điều khiển một cách nhanh chóng, chính xác đạt hiệu suất cao với các dây chuyền sản xuất phức tạp.Với sự ra đời của các mạch điều khiển điện tử, các cảm biến tự động, thủy lực, khí nén... người ta có đủ cơ sở và công cụ để tăng lên mức tự động hóa của các máy móc công nghiệp.
- Tuy vậy, với xu thế phát triển của xã hội, một vấn đề đặt ra là nhu cầu của con người thay đổi quá nhanh, nhu cầu sản xuất sản phẩm thay đổi liên tục. Mỗi lần thay đổi sản xuất sản phẩm mới là mỗi lần phải thay đổi lại toàn bộ các máy móc thiết bị, dẫn đến các hệ thống sản xuất dễ bị lỗi thời. Yêu cầu bức thiết đặt ra là làm sao để một dây chuyền có thể sản xuất linh hoạt với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau mà không cần phải thay thế, làm lại các thiết bị máy móc.
- Do đó, sự ra đời tiếp theo của PLC và máy tính cùng với sư phát triển khoa học điều khiển... hệ thống sản xuất linh hoạt như yêu cầu ở trên đã trở thành hiện thực và trở nên phổ biến. Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là một ngành khá rộng, liên quan đến hầu hết mọi kỹ thuật khoa học công nghệ hiện đại nhất cho sản xuất.
- Sinh viên tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có thể công tác tại các Viện Nghiên cứu Điện tử – tin học – Tự động hóa, Viện ứng dụng công nghệ, Trung tâm thiết kế vi mạch, các Khu công nghệ cao,… Giảng viên hoặc chuyên viên nghiên cứu tại các trường Đại học có chuyên ngành Điều khiển tự động trong nước; Các doanh nghiệp sản xuất trong nước và nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực; Các doanh nghiệp tư vấn kỹ thuật, kinh doanh thiết bị tự động hoặc chuyển giao công nghệ;...
III. THÔNG TIN TUYỂN SINH
1. Chỉ tiêu: 200 sinh viên
2. Thời gian học: 2,5 năm đến 3 năm
3. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc THPT bổ túc.
4.Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển theo 1 trong 2 phương thức sau:
a. Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả điểm thi THPT Quốc gia, gồm các tổ hợp ba môn sau:
· Toán, Lý, Hóa (A00)
· Toán, Văn, Anh văn (D01)
· Toán, Văn, Khoa học tự nhiên (A16)
· Toán, Anh văn, Khoa học xã hội (D96)
Xét tuyển từ điểm cao xuống thấp theo từng ngành đào tạo (có cộng điểm ưu tiên theo quy định). Thí sinh có thể dùng một trong bốn tổ hợp trên để xét tuyển vào các ngành đào tạo của trường.
b. Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc THPT ghi trong học bạ:
- Hình thức 1: Xét tổng điểm trung bình chung 5 học kỳ: lớp 10, 11 và Học kỳ 1 lớp 12 (tổng điểm trung bình chung năm học kỳ của tổ hợp môn xét tuyển), gồm các tổ hợp ba môn sau:
· Toán, Lý, Hóa (A00)
· Toán, Lý, Anh văn (A01)
· Toán, Văn, Anh văn (D01)
· Toán, Văn, Lý (C01)
- Hình thức 2: Xét tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 (tổng điểm trung bình của tổ hợp môn xét tuyển), gồm các tổ hợp ba môn sau:
· Toán, Lý, Hóa (A00)
· Toán, Lý, Anh văn (A01)
· Toán, Văn, Anh văn (D01)
· Toán, Văn, Lý (C01)
Cả hai hình thức 1 và hình thức 2 đều xét từ điểm cao xuống thấp theo từng ngành đào tạo (có cộng điểm ưu tiên theo quy định). Thí sinh có thể dùng một trong bốn tổ hợp trên để xét tuyển vào các ngành đào tạo của trường.
5.Thời gian phát và nhận hồ sơ xét tuyển: Ngay hôm nay (ưu tiên xét tuyển hồ sơ nộp sớm)
6. Quyền lợi của sinh viên
- Sinh viên hệ đại học chính quy được hưởng các quyền lợi như sau: được học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, vay vốn tín dụng ngân hàng.
- Sinh viên thuộc các đối tượng diện chính sách được miễn, giảm học phí theo quy định của Nhà nước.
- Sinh viên được tham quan, dã ngoại hàng năm.
- Sinh viên, học viên tốt nghiệp được giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp theo ngành đào tạo.
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
- Cơ sở 1: Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH