I. NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG LÀ GÌ?
Ngành Điện tử công nghiệp và dân dụng là ngành trong đó các kỹ sư điện, các kỹ thuật viên được đào tạo bài bản những kỹ thuật sửa chữa điện, họ được truyền đạt về những kiến thức và kỹ năng để có thể hỗ trợ tốt nhất cho những kỹ sư và chuyên gia trong quá trình thiết kế, thi công hệ thống mạng lưới điện được sử dụng trong công nghiệp, các tòa nhà và những nơi có sử dụng năng lượng điện.
Chương trình đào tạo bao gồm các nội dung cơ bản về máy điện, đo lường điện, khí cụ điện, thiết kế tính toán, mạng điện, các thiết bị hạ áp, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị điện công nghiệp và dân dụng, các quy phạm an toàn điện, công nghệ thông tin, ngoại ngữ…
II. CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI RA TRƯỜNG
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường với kỹ năng và kinh nghiệm được đào tạo trên ghế nhà trường có thể đảm nhiệm làm việc tại các vị trí sau:
+ Thiết kế và lắp đặt hệ thống điện cho các công trình nhà ở dân dụng;
+ Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
+ Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động;
+ Đọc, hiểu, lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện có công nghệ hiện đại theo tài liệu hướng dẫn;
+ Hướng dẫn, giám sát kỹ thuật được các tổ, nhóm lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển trong hệ thống.
III. THÔNG TIN TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
2. Tổ hợp xét tuyển và Mã ngành
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
A02: Toán – Vật lý – Sinh học
A03: Toán – Vật lý – Lịch sử
A04: Toán – Vật lý – Địa lý |
3. Phương thức tuyển sinh
- Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
- Phương thức 2: Xét theo Học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm.
- Phương thức 3: Xét theo học bạ kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp xét tuyển không dưới 16 điểm.
- Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của trường.
- Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT.
- Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
- Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
4. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
- Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);
- Học bạ THPT (bản sao công chứng);
- Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
- Bằng và bảng điểm các hệ đã học (bản sao công chứng);
- Lệ phí xét tuyển (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Giấy khai sinh và CCCD (bản sao công chứng);
- Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng);
- 02 ảnh 3*4 (chụp trong vòng 06 tháng).
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
- Cơ sở 1: Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH