I. NGÀNH LUẬT LÀ GÌ?
- Luật (tiếng Anh là Law) hay Luật học là một thuật ngữ để chỉ chung các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Một thuật ngữ có nghĩa tương đương với thuật ngữ này là khoa học pháp lý.
- Ngành Luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật, bao gồm: các quy phạm pháp luật điều chỉ một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định.
- Cùng với sự phát triển của đất nước, các quan hệ xã hội phát sinh ngành càng nhiều hơn, đa dạng, phức tạp hơn, đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật chặt chẽ, chính xác hơn, dẫn đến số lượng quy phạm pháp luật ngành một nhiều hơn và các ngành luật mới lần lượt được hình thành và phát triển.
II. TỐ CHẤT CẦN CÓ PHÙ HỢP VỚI NGÀNH LUẬT
Khi đã lựa chọn học ngành Luật, sinh viên phải có những tố chất và đáp ứng được những yêu cầu sau:
+ phải là người công bằng, khách quan và trung thực;
+ phải có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao;
+ phải có bản lĩnh, lập trường vững vàng;
+ phải có khả năng diễn đạt tốt;
+ ham đọc sách và sở hữu một trí nhớ tốt;
+ am hiểu nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa,…
+ có sự chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nãi;
+ có khả năng đàm phán và lắng nghe tốt;
+ có tinh thần trách nhiệm cao.
III. CÁNH CỬA VIỆC LÀM KHI THEO HỌC NGÀNH LUẬT
Với đặc thù của nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc và làm việc liên quan đến các quy định của pháp luật, cho nên cơ hội việc làm của ngành Luật là vô cùng rộng mở. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường, với việc được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn có thể dễ dàng xin việc ở những vị trí như sau:
- Thẩm phán: làm việc tại các Tòa án, được tham gia xét xử các vụ án, đưa ra những quyết định và hình thức xử lý phù hợp với tính chất, hành vi vi phạm pháp luật.
- Kiểm sát viên: làm việc tại các Viện kiểm sát, tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, đề xuất ra những hình thức xử lý thích hợp với tính chất, hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, kiểm sát viên còn có chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của mọi người, kể cả thẩm phán.
- Luật sư: là người tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình trong các vụ án dân sự, cũng như hình sư. Luật sư còn là người tư vấn về những vấn đề pháp luật theo yêu cầu của khách hàng.
- Công chứng viên: làm việc tại các văn phòng công chứng của Nhà nước, cũng như tư nhân. Nhiệm vụ chủ yếu là xác nhận tính hợp pháp của cac giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính), các bản dịch từ tiêng nước ngoài.
- Chấp hành viên: làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Khi tòa án có quyết định thi hành án (bằng các hình thức do Nhà nước cho phép), thì họ sẽ là người thực thi các quyết định đó của tòa án.
- Chuyên viên pháp lý: tham gia các công việc liên quan đến pháp luật tại các công ty, doanh nghiệp,…
- Giáo viên, công tác nghiên cứu: tham gia công tác giảng day tại các trường đại học, cao đẳng,… hoặc làm công tác nghiên cứu về các vấn đề pháp luật, đề ra các điều luật phù hợp với thực tế phát triển của xã hội.
- Thư ký tòa án: là người phụ giúp thẩm phán những công việc cần thiết trong việc xét xử các vụ án.
IV. THÔNG TIN TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp THPT và tương đương
2. Hình thức tuyển sinh:
- Phương thức 1: xét tuyển theo học bạ THPT, xét trúng tuyển từ thí sinh có điểm cao xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu.
- Phương thức 2: xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Hồ sơ xét tuyển:
+ Hồ sơ học sinh, sinh viên (theo mẫu của Bộ GD&ĐT);
+ Phiếu đăng ký xét tuyển;
+ Bản sao công chứng học bạ, bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhân tốt nghiệp đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2023;
+ Bản sao công chứng giấy khai sinh, căn cước công dân;
+ Các giấy tờ chứng nhận đối tượng ưu tiên;
+ 03 ảnh 3*4; 03 ảnh 2*3 (không quá 6 tháng);
+ Giấy khám sức khỏe (không quá 6 tháng).
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
- Cơ sở 1: Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH