NGÀNH HỌC VĂN THƯ LƯU TRỮ

Thứ hai - 12/12/2022 22:11
I. Ngành Văn Thư Lưu Trữ Là Gì?Văn thư lưu trữ là công việc sắp xếp, lưu trữ và bảo quản, sử dụng khai thác một cách khoa học các tài liệu của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Người làm ngành văn thư lưu trữ có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản và sử dụng tài liệu một cách hiệu quả.Trong đào tạo, văn thư lưu trữ là ngành học trang bị cho học viên kiến thức từ cơ sở lý thuyết đến chuyên sâu công tác văn thư tại các cơ quan, tổ chức. Một số kiến thức chủ chốt của ngành văn thư lưu trữ: soạn thảo, đóng dấu, ký văn bản đúng thể thức quy định, quản lý văn bản hợp lý loggic, quản lý, bảo quản, sử dụng con dấu đúng pháp luật,… Ngoài ra, ngành cũng trang bị cho học viên về vị trí, tầm quan trọng, nội dung và phương pháp tổ chức công tác văn thư.
Văn Thư Lưu Trữ
Văn Thư Lưu Trữ

II. Ngành Văn Thư Lưu Trữ Học Những Gì?

1. Khối kiến thức cơ sở ngành:

  •  Kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn;
  •  Kiến thức chung về quản lý, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước;
  •  Kiến thức cơ sở về một số nghiệp vụ hành chính.

2. Kiến thức chuyên ngành:

  • Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đi, văn bản đến;
  • Tổ chức quản lý và sử dụng con dấu;
  • Tổ chức lập hồ sơ công việc và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ;
  • Sưu tầm, thu thập và bổ sung tài liệu;
  • Xác định giá trị tài liệu; Phân loại tài liệu, tổ chức khoa học tài liệu;
  • Xây dựng hệ thống công cụ tra tìm;
  • Bảo quản an toàn và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ;
  • Học viên sẽ được trang bị các kiến thức và khả năng ứng dụng CNTT vào công tác lưu trữ.

3. Kỹ năng được đào tạo:

  • Kỹ năng giao tiếp nơi công sở;
  • Kỹ năng thuyết trình;
  • Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm;
  • Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office;
  • Kỹ năng ứng dụng và hướng dẫn sử dụng các thiết bị văn phòng;
  • Hiểu về các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo;
  • Kỹ năng thực hiện và hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ văn thư – lưu trữ;
  • Kỹ năng phân tích, kiểm tra, đánh giá các vấn đề liên quan đến công tác văn thư lưu trữ;
  • Có phương pháp tổ chức các hoạt động, bố trí sắp xếp các công việc liên quan đến nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ hợp lý;
  • Kỹ năng điều hành và quản lý để giải quyết các công việc liên quan đến công tác văn thư, công tác lưu trữ của các cơ quan, tổ chức;
  • Nắm rõ cách vận hành các chương trình phần mềm tin học thông dụng trong trao đổi thông tin nghiệp vụ, quản lý văn bản, hồ sơ, tài liệu lưu trữ.

III. Cán Bộ Văn Thư Làm Những Công Việc Gì? 

1. Công việc chính:

Cán bộ văn thư lưu trữ không chỉ gắn bó với bàn giấy, xấp hồ sơ tài liệu, mà còn được phân công thêm những nhiệm vụ khác. Họ là người đảm nhận việc tổ chức khoa học tài liệu, bảo quản và tổ chức phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ một cách hiệu quả. Sau đây là thống kê công việc chính của văn thư:
  • Quản lý văn bản nhận – đi;
  • Quản lý tài sản của công ty;
  • Làm nhiệm vụ lễ tân;
  • Quản lý hồ sơ nhân sự;
  • Lên bảng lương, thưởng hàng tháng;
  • Trực tiếp được sử dụng và quản lý con dấu để phân loại các văn thư;
  • Đảm nhận việc tổ chức, sắp xếp tài liệu sao cho khoa học, hiệu quả;
  • Giúp công ty khai thác, bảo quản và lưu trữ tài liệu một cách cẩn trọng;
  • Chuyên viên văn thư, hành chính;
  • Cán bộ hành chính;
  • Chánh văn phòng;
  • Quản lý nhân sự;
  • Thư ký, trợ ký cho lãnh đạo.

2. Triển vọng phát triển nghề nghiệp:

Cán bộ văn thư lưu trữ có thể phát triển về ngạch công chức như: chuyên viên lên chuyên viên chính văn thư; lưu trữ viên lên lưu trữ viên chính; Có thể phát triển thành cán bộ phụ trách văn phòng/ phòng hành chính hoặc bộ phận văn thư – lưu trữ của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.

3. Nơi làm việc:

  • Văn phòng hay phòng hành chính của tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức.
  • Trung tâm lưu trữ Quốc gia.
  • Trung tâm lưu trữ của ngành.
  • Nghiệp vụ lưu trữ trong các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội.
  • Nghiệp vụ lưu trữ trong các cơ quan lưu trữ các địa phương.
  • Nghiệp vụ lưu trữ trong các cơ quan Tham mưu – Tổng hợp.
  • Làm giảng viên tại các trường trung cấp, cao đẳng hoặc đại học.
  • Hình Thức Tuyển Sinh
    A. Đối tượng, phương thức tuyển sinh
    Người học có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học cùng ngành hoặc khác ngành

    B.Hình Thức Đào Tạo
  • Online hết hợp Offline
  • Thời gian học linh hoạt
C. Hồ sơ gồm:
  • Phiếu đăng ký Xét tuyển :Theo mẫu của trường
  • Bằng tốt nghiệp THPT (Photo công chứng nếu có)
  • Học bạ THPT (Photo công chứng nếu có))
  • Bảng điểm, bằng tốt nghiệp Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại Học
  • Giấy khai sinh (Photo công chứng)
  • Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (Bản sao)
  • 02 Phong bì dán tem có ghi địa chỉ người nhận
  • 4 ảnh 3×4
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1:  Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH
FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây