Các yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim

Thứ bảy - 25/05/2019 22:21
Tại buổi sinh hoạt bệnh nhân của khoa Tim mạch tổng quát 115, BS Trần Duy Bách đã chia sẻ về các yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim và những phương pháp giúp cải thiện bệnh
Các yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim
Các yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim

Sau phần định nghĩa thế nào là suy tim và các nguyên nhân gây suy tim, BS Trần Duy Bách nhấn mạnh các yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim, đó là:

  •  Không tuân thủ điều trị: ăn mặn, tự ý bỏ thuốc, tự ý giảm liều thuốc,…
  • Tăng huyết áp không kiểm soát tốt
  • Loạn nhịp tim
  • Thai kỳ: đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ
  • Nhiễm trùng: thường gặp nhiễm trùng hô hấp
  • Stress
  • Sử dụng thuốc không phù hợp hoặc quá tải dịch: một số loại thuốc làm tăng huyết áp, làm giảm sức co bóp tim, làm giữ nước và muối trong cơ thể làm nặng thêm tình trạng suy tim
  • Nhồi máu cơ tim hoặc thiếu máu cơ tim 
  • Rối loạn nội tiết: cường giáp
  • Thiếu máu
  • Vận động thể lực không phù hợp


Để giúp bệnh nhân suy tim cải thiện sức khỏe, BS Trần Duy Bách hướng dẫn các phương pháp sau:

  • Biện pháp điều trị bằng thay đổi lối sống:

+ Xây dựng 1 lối sống đúng đắn

+ Chế độ ăn hợp lý

+ Có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp

Chế độ ăn hợp lý giúp cải thiện triệu chứng và tạo sự sảng khoái cho cuộc sống, tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân đều có cùng một chế độ ăn. Do đó, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp, giúp bổ sung được những chất còn thiếuĐể giả, giản cânmột cách phù hợp nhưng vẫn ngon miệng.

  • Các loại thức ăn và thức uống mà bệnh nhân suy tim cần lưu ý gồm:

- Muối (< 2g/ ngày hoặc < 1 muỗng cà phê/ ngày)

- Hạn chế chất béo và cholesterol

- Hạn chế nước, rượu và bia

- Một số chất dinh dưỡng khác: kali, magnesium

  • Bên cạnh đó, cần chú ý đến các hoạt động thể lực vì điều này luôn tốt cho hệ tim mạch nói chung và tim nói riêng:

- Làm giảm cholesterol

- Giảm cân

- Duy trì cân nặng hợp lý

- Giúp huyết áp ổn định

- Đồng thời giúp tinh thần sảng khoái, yêu đời hơn

  • Lưu ý, bệnh nhân suy tim cần tránh những hoạt động gây các triệu chứng sau:

- Khó thở

- Choáng váng, chóng mặt

- Đau ngực

- Buồn nôn

- Vã mồ hôi lạnh

… nếu xảy ra phải dừng tập ngay.

  • Và cũng cần tránh những bài tập đòi hỏi nhu cầu giải phóng năng lượng nhanh, cao

Chế độ nghỉ ngơi cũng rất cần thiết cho tim. Bệnh nhân nên có giấc ngủ trưa sau khi ăn. Về giấc ngủ đêm: để ngủ ngon nên nằm gối cao, tránh ăn no trước khi ngủ, không dùng lợi tiểu vào ban đêm.


Và cuối cùng là bệnh nhân phải tuân thủ khi sử dụng thuốc.

  • Những việc cần làm: 

- Uống những thuốc BS đã kê toa

- Nên uống vào thời gian nhất định trong ngày, nếu quên uống thì uống cử tiếp theo, không uống 2 cữ cùng lúc.

- Phải hỏi ý kiến BS trước khi uống thêm 1 loại thuốc “không cần kê toa” thông thường khác (VD: thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc bổ,...)

- Thông báo với BS điều trị các loại thuốc khác đang sử dụng (để điều trị 1 bệnh khác) để tránh tương tác thuốc

- Trước khi uống cần kiểm tra thuốc có phải cần uống sau ăn, hoặc trước ăn

- Giữ các đơn thuốc cẩn thận

- Theo dõi cân nặng khi uống thuốc

- Biết một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc. Thông báo tác dụng phụ của thuốc cho bác sĩ qua điện thoại hoặc khi tái khám

  • Những việc không nên làm: 

- Không tự ý ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ

- Không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc nếu chưa có ý kiến của bác sĩ

- Không được uống thuốc quá hạn sử dụng

- Không được tự ý uống thêm thuốc khác nếu chưa có ý kiến của bác sĩ

- Không tự ý sử dụng thuốc tim mạch của bệnh nhân khác.

Tác giả bài viết:BV115


Daotaoyduoc.net Chuyên tổ chức tuyển sinh đào tạo các nghành về Y Dược.
Tham khảo trang web 
Daotaoyduoc.net  Để được tư vấn và đăng ký tham gia khóa học

FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây