TUYỂN SINH ĐH CHÍNH QUY NGÀNH ĐIỆN TỬ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Thứ năm - 11/05/2023 04:20
Ngày nay, dân số con người trên trái ngày một tăng cao, kéo theo đó là sự phát triển không ngừng của các đô thi, các nhà máy, xí nghiệp và đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Do đó, giải pháp hiện nay được đưa ra là nghiên cứu các nguồn năng lượng tái tạo để tiến tới dần thay thế các sản phẩm từ nguyên liệu hóa thạch, và ngành học năng lượng tái tạo đã được ra đời để đào tạo ra đội ngũ chuyên gia về năng lượng tái tạo. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về chương trình đào tạo và cơ hội nghề nghiệp của ngành Điện tử năng lượng tái tạo.
TUYỂN SINH ĐH CHÍNH QUY NGÀNH ĐIỆN TỬ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Cơ cấu phát triển nguồn điện trên thế giới đang trải có sự chuyển biến tích cực, từ việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên hóa thạch để sản xuất thì hiện đã có những giải pháp sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện thông minh nhằm nâng cao hiệu quả và bảo vệ môi trường. Vì yêu có đó đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao (kỹ sư, nhà nghiên cứu…) có kiến thức và kỹ năng vững vàng trong lĩnh vực điện và năng lượng.
Chương trình đào tạo của nhà trường sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về điện và các công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo trong việc phát điện. Ngoài ra sinh viên cũng được làm chủ các công nghệ truyền thông, internet vạn vật và điều khiển thông minh trong lĩnh vực phát, truyền tải, phân phối và quản lý điện năng.
II. ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Sinh viên theo học ngành Điện tử năng lượng tái tạo sau khi ra trường sẽ có những khả năng sau:
+ Ứng dụng kiến thức toán, khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực điện và năng lượng;
+ Thiết kế, làm thực nghiệm cũng như phân tích kết quả trong lĩnh vực điện và năng lượng;
+ Làm việc trong nhóm đa ngành;
+ Hiểu biết về trách nhiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp;
+ Giao tiếp hiệu quả;
+ Nắm chắc tác động của các giải pháp kỹ thuật đối với môi trường, kinh tế và xã hội;
+ Sử dụng kỹ năng và công cụ cần thiết đối với các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực điện và năng lượng
+ Triển khai những ứng dụng sử dụng các nguyên lý cơ bản về chuyển đổi năng lượng và hiệu quả năng lượng;
+ Hiểu được sự cần thiết của các giải pháp năng lượng bền vững.
III. CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI RA TRƯỜNG
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường với kỹ năng và kinh nghiệm được học trên ghế nhà trường có thể dễ dàng xin việc tại những vị trí sau:
+ Làm việc tại các nhà máy điện, các công ty truyền tải điện và phân phối điện;
+ Các công ty tư vấn, thiết kế và xây lắp hệ thống điện, hệ thống năng lượng tái tạo;
+ Các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý và sử dụng năng lượng;
+ Các tổ chức phi chính phủ liên quan đến lĩnh vực năng lượng tái tạo, phát triển bền vững;
+ Tự mình kinh doanh và phát triển trong lĩnh vực công nghiệp;
+ Tiếp tục học nâng cao và phát triển sự nghiệp nghiên cứu;
+ Làm công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và trung tâm nghiên cứu.
IV. THÔNG TIN TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh:
  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
2. Tổ hợp xét tuyển và Mã ngành
  • Mã ngành: 7520207
  • Tổ hợp xét tuyển:
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
A02: Toán – Vật lý – Sinh học
A03: Toán – Vật lý – Lịch sử
A04: Toán – Vật lý – Địa lý
3. Phương thức tuyển sinh
  • Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
  • Phương thức 2: Xét theo Học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 3: Xét theo học bạ kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của trường.
  • Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT.
  • Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
  • Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
4. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
- Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);
- Học bạ THPT (bản sao công chứng);
- Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
- Bằng và bảng điểm các hệ đã học (bản sao công chứng);
- Lệ phí xét tuyển (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Giấy khai sinh và CCCD (bản sao công chứng);
- Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng);
- 02 ảnh 3*4 (chụp trong vòng 06 tháng).
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1:  Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH
 
FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây