Nghành Kỹ Thuật Điện - Điện Tử Ra Trường Làm Việc Gì?

Thứ bảy - 24/04/2021 00:25
Có thể thấy đời sống càng hiện đại càng không thể thiếu sự hiện diện của các thiết bị điện và điện tử. Các thiết bị này có mặt khắp mọi nơi và phục vụ cho mọi lợi ích của con người, từ sinh hoạt cho đến sản xuất. Cũng chính vì vậy, ngành Kỹ thuật điện (Kỹ thuật điện, điện tử) luôn là một ngành học quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật và “Ngành Kỹ thuật điện (Kỹ thuật điện, điện tử) là gì? Ra trường làm gì?” là câu hỏi được nhiều bạn thí sinh nhắc đến khi tìm hiểu về ngành học này.
Nghành Kỹ Thuật Điện - Điện Tử Ra Trường Làm Việc Gì?
Nghành Kỹ Thuật Điện - Điện Tử Ra Trường Làm Việc Gì?

Học ngành Kỹ thuật điện (Kỹ thuật điện, điện tử) ra trường làm gì?

Trong nhiều năm qua, nhu cầu nguồn nhân lực về lĩnh vực Kỹ thuật điện (Kỹ thuật điện, điện tử) là rất lớn và phong phú. Hơn thế nữa, Việt Nam đã và đang hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới. Các công ty, tập đoàn lớn có xu hướng chuyển dịch kinh tế, đầu tư phát triển mạnh vào nước ta như: Intel, Samsung, LG,.... Theo dự báo, trong vài năm tới Việt Nam sẽ là một trong những trung tâm chế tạo sản phẩm điện tử lớn trong các nước ASEAN.
Do đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện (Kỹ thuật điện, điện tử) có thể đảm nhận các vị trí như: chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tai các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, các tòa nhà, cao ốc văn phòng…; nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao; làm việc cho Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng cục điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc; hoặc có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và có thể tham gia giảng dạy tai các trường đại học, cao đẳng,...
 
Xã hội phát triển, việc hiện đại hoá sản xuất để nâng cao năng suất lao động là nhu cầu rất cần thiết. Một khi đã hiểu rõ “ngành Kỹ thuật điện (Kỹ thuật điện, điện tử) là gì? Ra trường làm gì?”, thì việc khám phá cơ hội nghề nghiệp của ngành học này sẽ giúp bạn tự tin hơn với sự chọn lựa của mình.
 
Từ những thông tin vừa cung cấp, tin chắc rằng các bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi “Ngành Kỹ thuật điện (Kỹ thuật Điện – Điện tử) là gì? Ra trường làm gì?”. Đây sẽ là một tiền đề quan trọng để các bạn có những tìm hiểu sâu hơn về ngành Kỹ thuật Điện (Kỹ thuật Điện – Điện tử), chẳng hạn như ngành Kỹ thuật Điện (Kỹ thuật Điện – Điện tử) xét tuyển những tổ hợp môn nào, nên học ngành Kỹ thuật Điện (Kỹ thuật Điện – Điện tử) ở trường nào,… để có những lựa chọn đúng đắn, phù hợp cho tương lai của mình.

Tham Gia Khóa Học Tại Daotaodaihoc.net sinh viên sẽ được đào tạo những gì?
  •  Được trang bị đầy đủ kiến thức để đảm nhiệm các công việc như: thiết kế, chế tạo các chi tiết máy, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống điện – điện tử trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp…
  • Được học tập và làm việc với các công nghệ mới như Raspbery PI hay Andruino. .. giúp bắt kịp với xu thế của thế giới.
  • Được học tập trên hệ thống giảng đường với các thiết bị máy móc hiện đại, phòng thí nghiệm cùng những công nghệ mới nhất trên thế giới cùng đội ngũ giảng viên chuyên môn cao.
  • Phương thức đào tạo doanh nghiệp, trường đại học và tuyển dụng được kết hợp giúp sinh viên có cơ hội tạo ra những sản phẩm có khả năng thương mại cao.
  • Nhiều sinh viên sẽ được ký hợp đồng tạm tuyển ngay trong quá trình học tập, được tuyển vào các doanh nghiệp thành viên hoặc các doanh nghiệp đối tác sau khi hoàn thành khóa học
Sinh viên luôn được đào tạo căn bản từ kiến thức lý thuyết tới thực hành, mọi điều kiện luôn luôn tốt nhất cho sinh viên học tập, vậy nên với tiềm năng về nghề nghiệp và khối lượng kiến thức học không quá nhiều, ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử  ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn trở thành con đường tương lai.

Thông tin tuyển sinh đào tạo
1. Đối tượng tuyển sinh
  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT
  • Thí sinh đã tốt nghiệp các trường học nghề tương ứng THPT
2. Hình thức tuyển sinh
  • Với phương thức xét điểm thi THPTQG: Sử dụng kết quả kỳ thi THPTQG các năm 2018, 2019, 2020) có tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển đạt mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển do Trường công bố.
  • Với phương thức xét điểm học tập THPT: Điểm trung bình chung 3 môn học thuộc tổ hợp môn xét tuyển của 3 học kỳ (Kỳ 1, Kỳ 2 lớp 11 và kỳ 1 lớp 12 ở THPT) không thấp hơn 5,5 (theo thang điểm 10)
  • Tổ hợp xét tuyển: (A00)Toán-Lý-Hóa; (C04) Văn-Toán-Địa; (C14) Văn-Toán-GDCD; (D01) Văn-Toán-Anh
3. Hình thức đào tạo 
  • Online kết hợp Offline
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1: Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội 
  • Cơ sở 2: số 301 Nguyễn Trãi, p. Quyết Thắng, tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh 
LIÊN HỆ TUYỂN SINH







 
FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Tác giả bài viết: https://daotaodaihoc.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây