1/. Khối ngành kinh tế là gì?
Khối ngành kinh tế là một phần quan trọng của nền kinh tế, đây là yếu tố giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
Sinh viên học khối ngành kinh tế sẽ được cung cấp các kiến thức sâu rộng về nền kinh tế, quản trị, trang bị đầy đủ kiến thức để có thể đáp ứng nhu cầu công việc khi ra trường.
Một số ngành thuộc khối ngành kinh tế như:
Nhóm ngành quản trị:
- Quản trị kinh doanh
- Quản trị nhân lực
- Marketing
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Quản trị khách sạn
Nhóm ngành tài chính:
- Tài chính ngân hàng
- Bảo hiểm
Nhóm ngành Kế toán kiểm toán:
- Kế toán
- Kiểm toán
- Phân tích và kiểm toán
2/. Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai của khối ngành kinh tế?
-
Triển vọng nghề nghiệp của khối ngành Kinh tế phụ thuộc nhiều vào sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta, tùy theo từng vùng miền.
- Hiện nay, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về các khối ngành kinh tế chưa nhiều, chưa đáp ứng được kịp với yêu cầu công việc. Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều trường ĐH, CĐ mở các khối ngành kinh tế để đào tạo. Triển vọng nghề nghiệp của sinh viên ra trường dễ hay khó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kết quả học tập, kỹ năng, khả năng thích ứng với môi trường doanh nghiệp…
- Đối với các công việc kinh doanh cơ bản, doanh nghiệp thường không đòi hỏi quá nhiều về trình độ chuyên môn của sinh viên. Đây là vị trí có nhu cầu tuyển dụng lớn, diễn ra thường xuyên, tuy nhiên đãi ngộ làm việc không thực sự tốt, tuy nhiên đây sẽ là bước đệm để sau này trở thành chuyên viên kinh tế.
- Đối với các vị trí công việc chuyên sâu hơn, như trở thành một chuyên viên kinh tế, vị trí này sẽ yêu cầu khắt khe hơn về năng lực chuyên môn, khả năng học hỏi, tư duy. Chế độ đãi ngộ của vị trí này rất lớn, với mức lương
3/. Học khối ngành kinh tế cần những tố chất nào?
-
Không phải bất cứ ai cũng phù hợp để có thể theo học kinh tế, một sinh viên khối ngành kinh tế cần là người năng động, yêu thích các hoạt động quản lý, mua bán.
- Bên cạnh đó, cần có sự nhạy bén, biết sẵn sàng chấp nhận những mạo hiểm trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ, nếu thích theo dõi tiền tệ, tài chính các em học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào ngành Tài chính ngân hàng. Nếu cảm thấy thích làm các công việc liên quan để trưng bày, xúc tiến bán hoặc các hoạt động truyền thông quảng cáo, học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào ngành Marketing. Nếu học sinh có sự tỉ mỉ, cẩn thận, yêu thích tính toán các con số học sinh có thể thi vào ngành Kế toán, kiểm toán…
- Trên đây là một số thông tin về khối ngành kinh tế, hi vọng bài viết có thể cung cấp những thông tin hữu ích, giúp các em học sinh dễ dàng cân nhắc lựa chọn ngành học phù hợp với khả năng của mình.
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
- Cơ sở 1: Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH