I. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
Tài chính doanh nghiệp là thuật ngữ dùng để nhằm mục đích có thể mô tả các hoạt động có sự liên quan đến hệ thống quản lý tài chính doanh nghiệp. Hoạt động liên quan đến hệ thống quản lý tài chính doanh nghiệp này gắn liền với việc thực hiện kiểm soát dòng tiền ra vào doanh nghiệp sao cho hợp lý và tạo ra được lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Như vậy, tài chính doanh nghiệp là một công cụ quan trọng trong hệ thống kiểm soát và vận hành của mỗi doanh nghiệp.
II. VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Tài chính doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng và then chốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Có thể kể đến các vai trò sau:
- Huy động vốn: khai thác, thu hút các nguồn lực tài chính khác nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục, thường xuyên.
- Sử dụng nguồn tài chính hiệu quả: sử dụng và tối ưu nguồn vốn nhằm hạn chế các chi phí sản xuất và chi phí lãi vay, nợ doanh nghiệp.
- Kích thích, thúc đẩy hoạt động kinh doanh: vai trò này thể hiện rõ nhất khi dùng tài chính doanh nghiệp như đòn bẩy điều tiết, kích thích các hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể vận dụng khéo léo để đầu tư, xác định lãi xuất, cổ tức, cổ phiếu, chiết khấu, hoa hồng, tiền lương, thưởng,… Nhằm tăng năng suất lao động và tạ hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Kiểm soát và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: thông qua các báo cáo tài chính và thu chi hàng ngày, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định tốt nhất cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
III. CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Sinh viên theo học ngành Tài chính doanh nghiệp tại Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà, với những kiến thức và kỹ năng được trang bị trên ghế nhà trường có thể công tác các vị trí như:
- Thẩm định tài chính: thực hiện các công việc liên quan đến thiết lập, thẩm định nguồn tài chính cho công ty trong các dự án đầu tư.
- Giám đốc: là ngành nghề với mức lương vô cùng cao và hấp dẫn. Tuy nhiên, để đảm đương được vị trí này bạn cũng cần phải đáp ứng được những kỹ năng:
+ đánh giá và lựa chọn phương án huy động vốn, phân phối lợi nhuận phù hợp cho doanh nghiệp;
+ đưa ra các phân tích, đánh giá khó khăn về tình hình tài chính của doanh nghiệp thời điểm hiện tại. Từ đó có những phát hiện kịp thời các vấn đề của doanh nghiệp và đề xuất phương án cải thiện;
+ thực hiện lập kế hoạch tài chính, đồng thời xây dựng cơ chế quản lý nguồn tài chính cho công ty;
+ nhận biết các rủi ro, nhân tố có thể gây ảnh hưởng trong các hoạt động tài chính của công ty. Qua đó để thiết lập hệ thống quản trị rủi ro, dòng tiền hiệu quả.
- Nhân viên tài chính doanh nghiệp: là vị trí khởi đầu và bước tiền đề để có những thành công trên lĩnh vực đã lựa chọn.
- Quản trị rủi ro tài chính: là một công việc trong bộ phận tài chính. Đối với các doanh nghiệp thì vấn đề quản trị rủi ro tài chính là điều quan trọng. Chính vì thế, khi lựa chọn ngành tài chính doanh nghiệp, các bạn có thể trở thành nhân viên quả trị rủi ro tài chính doanh nghiệp cho các công ty hoặc dự án.
IV, THÔNG TIN TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
2. Tổ hợp xét tuyển và Mã ngành
Toán, Vật lý, Hóa học (A00)
Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00)
Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân (C14)
Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân (D20)
Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)
3. Phương thức tuyển sinh
- Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
- Phương thức 2: Xét theo Học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm.
- Phương thức 3: Xét theo học bạ kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp xét tuyển không dưới 16 điểm.
- Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của trường.
- Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT.
- Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
- Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
4. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
- Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);
- Học bạ THPT (bản sao công chứng);
- Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
- Bằng và bảng điểm các hệ đã học (bản sao công chứng);
- Lệ phí xét tuyển (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Giấy khai sinh và CCCD (bản sao công chứng);
- Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng);
- 02 ảnh 3*4 (chụp trong vòng 06 tháng).
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
- Cơ sở 1: Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH