TRƯỜNG ĐH QUỐC TẾ BẮC HÀ TUYỂN SINH NGÀNH QUẢN TRỊ DU LỊCH - KHÁCH SẠN

Thứ hai - 10/04/2023 23:19
Trải qua thời kỳ dịch Covid-19 khó khăn, hiện nay thị trường du lịch – khách sạn đã có những bước phát triển khởi sắc trở lại và dần có những tín hiệu lạc quan như trước đại dịch. Và theo kịp xu hướng phát triển đó, ngành Quản trị du lịch – khách sạn đang trở thành ngành hot với rất nhiều cơ hội việc làm rộng mở. Vậy Quản trị du lịch – khách sạn là gì? Công việc sau khi ra trường làm gì? Hãy cùng đi tìm hiểu những thông tin đó ở bài dưới đây để có thể tìm cho mình câu trả lời chính xác nhất.
TRƯỜNG ĐH QUỐC TẾ BẮC HÀ TUYỂN SINH NGÀNH QUẢN TRỊ DU LỊCH - KHÁCH SẠN
I. QUẢN TRỊ DU LỊCH – KHÁCH SẠN LÀ GÌ?
Quản trị du lịch – khách sạn được xem là ngành “công nghiệp không khói”, giàu tiềm năng trong xu hướng toàn cầu hóa.
Đây được xem là ngành nghề đòi hỏi sự năng động tối đa, bao gồm quá trình quản lý và điều hành đến du lịch; chịu trách nhiệm phân công, đôn đốc cho các hướng dẫn viên du lịch; nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh trong lĩnh vực du lịch; quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý; lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận và phân công, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng kế hoạch; lập các báo cáo kết quả tài chính, lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm…
II. NGÀNH QUẢN TRỊ DU LỊCH – KHÁCH SẠN HỌC NHỮNG GÌ?
Sinh viên theo học ngành Quản trị du lịch – khách sạn tại nhà trường, sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về nhiều lĩnh vực như: du lịch, khách sạn, đồng thời rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cần thiết cho công việc để đáp ứng nhu cầu thực tế.
Ngoài được trang bị những kiến thức nền tảng, sinh viên còn có cơ hội được tiếp cận nhiều môn học thú vị như: Quan hệ quốc tế & lễ tân, Địa lý du lịch Việt Nam và thế giới, Giao tiếp kinh doanh, Quản trị ẩm thức,…
Với môi trường đào tạo chất lượng cao, tài liệu được giảng dạy thường xuyên được cập nhật theo xu hướng quốc tế, sinh viên theo học tại nhà trường được đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp thông qua tham quan thực tế và thực hành nghiệp vụ tại những doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách sạn nhằm được nâng cao năng lực, các kỹ năng giải quyết tình huống phát sinh một cách nhanh nhất và chuyên nghiệp. Bên cạnh những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết, sinh viên còn được chú trọng đào tạo về ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm…
III. HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ DU LỊCH – KHÁCH SẠN RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Với nền tảng kiến thức và những kỹ năng được trang bị trên ghế nhà trường, sinh viên sau khi tốt nghiệp dễ dàng có cơ hội tìm việc tại những vị trí sau:
+ Hướng dẫn viên du lịch;
+ Điều hành du lịch: nghiên cứu thị trường, xây dựng các sản phẩm (Chương trình du lịch, sự kiện,…), tổ chức các hoạt động marketing và bán sản phẩm liên quan đến lĩnh vực du lịch;
+ quản lý doanh nghiệp lữ hành: từ hoạch định đến điều hành việc thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh du lịch;
+ lễ tân, nhân viên các bộ phận tại khách sạn;
+ quản lý, trưởng bộ phận tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng;
+ tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực du lịch, khách sạn.
IV, THÔNG TIN TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh:
  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
2. Tổ hợp xét tuyển và Mã ngành
  • Mã ngành: 7340101
  • Tổ hợp xét tuyển:
           Toán, Vật lý, Hóa học (A00)
           Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00)
           Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân (C14)
           Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân (D20)
           Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)
3. Phương thức tuyển sinh
  • Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
  • Phương thức 2: Xét theo Học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 3: Xét theo học bạ kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của trường.
  • Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT.
  • Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
  • Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
4. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
- Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);
- Học bạ THPT (bản sao công chứng);
- Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
- Bằng và bảng điểm các hệ đã học (bản sao công chứng);
- Lệ phí xét tuyển (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Giấy khai sinh và CCCD (bản sao công chứng);
- Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng);
- 02 ảnh 3*4 (chụp trong vòng 06 tháng).
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1:  Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH
 
FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây