I. QUẢN TRỊ DỰ ÁN LÀ GÌ?
Quản trị dự án (tên Tiếng Anh là Project Governance) có thể hiểu là một sự áp dụng một cách phù hợp các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào trong quá trình đề xuất dự án, lập kế hoạch dự an, thực hiện dự án, theo dõi giám sát và kết thúc dự án để đạt được các yêu cầu của dự án.
Quản trị dự án là hoạt động đặc thù mang tính khác quan và nó phản ánh toàn bộ các chức năng quản trị như: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát.
Quản trị dự án là một hoạt động đặc thù mang tính khách quan và nó phản ánh toàn bộ các chức năng quản trị như: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát.
II. QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ DỰ ÁN
Quản trị dự án là cả một quá trình tập hợp các bước và quy trình được thiết kế để đảm bảo một dự án được thực hiện hiệu quả. Quy trình được tiến hành một cách chuyên nghiệp và chặt chẽ được tiến hành theo 5 bước dưới đây:
- Bước 1: xác định mục tiêu, khởi động dự án
- Bước 2: xây dựng kế hoạch tiến hành dự án
- Bước 3: triển khai dự án
- Bước 4: theo dõi và đánh giá kết quả dự án
- Bước 5: nghiệm thu kết quả đạt được và kết thúc dự án
III. NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN
Nhà quản trị dự án thành công là người biết phối hợp và gắn kết các thành viên dự án đến từ các bộ phận khác nhau. Là một nhà quản trị giỏi, ngoài việc am hiểu và vận dụng những kiến thức, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật quản trị vào công việc là chưa đủ mà nhà quản trị còn phải được rèn luyện và có những phẩm chất cá nhân cần phát huy để thực hiện tốt nhiệm vụ. Yêu cầu đối với một nhà quản trị dự, bao gồm:
- Kiến thức: là những kiến thức về quản trị kinh doanh, quản lý sự thay đổi, quản trị rủi ro,… và có sự am hiểu chuyên môn về lĩnh vực phụ trách.
- Kỹ năng: là một khâu không thể thiếu trong quá trình quản trị. Kỹ năng sẽ được rèn luyện và trau dồi thường xuyên, với sự hỗ trợ nền tảng của giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tiếp thị và kỹ năng ra quyết định.
- Thái độ: là cách mà nhà quản trị thực hiện trách nhiệm của mình đối với công việc. Nhà quản trị cần có thái độ sáng tạo, quyết đoán, kiên trì, nhẫn nãi, hòa đồng với nhân viên, cởi mở với mọi người xung quanh…
IV, THÔNG TIN TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
2. Tổ hợp xét tuyển và Mã ngành
Toán, Vật lý, Hóa học (A00)
Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00)
Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân (C14)
Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân (D20)
Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)
3. Phương thức tuyển sinh
- Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
- Phương thức 2: Xét theo Học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm.
- Phương thức 3: Xét theo học bạ kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp xét tuyển không dưới 16 điểm.
- Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của trường.
- Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT.
- Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
- Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
4. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
- Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);
- Học bạ THPT (bản sao công chứng);
- Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
- Bằng và bảng điểm các hệ đã học (bản sao công chứng);
- Lệ phí xét tuyển (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Giấy khai sinh và CCCD (bản sao công chứng);
- Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng);
- 02 ảnh 3*4 (chụp trong vòng 06 tháng).
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
- Cơ sở 1: Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH