Liên Thông Cao Đẳng,Đại Học/Nghành Kỹ Thuật Điện - Điện Tử

Thứ hai - 10/05/2021 05:25
Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử được xem là ngành học “hot” tại Việt Nam trong những năm trở lại đây. Vậy ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử sẽ học những gì, sau khi ra trường có thể làm gì? Đó cũng là thắc mắc của các thí sinh đang đứng trước “ngưỡng cửa” chọn trường, chọn ngành để thực hiện ước mơ nghề nghiệp trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn thí sinh có mong muốn trở thành Kỹ sư điện – điện tử tìm hiểu rõ hơn về ngành học này
Liên Thông Cao Đẳng,Đại Học/Nghành Kỹ Thuật Điện - Điện Tử
Liên Thông Cao Đẳng,Đại Học/Nghành Kỹ Thuật Điện - Điện Tử

1. Học Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử là học những gì?

  • Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao trong lĩnh vực điện – điện tử và tự động hóa. Cụ thể, các sẽ được học các môn cơ sở về điện như Điện cơ bản, Mạch điện, Khí cụ điện, Máy điện; các môn cơ sở về điện tử như: Linh kiện điện tử, Đo lường – Cảm biến, Mạch tương tự – Kỹ thuật xung, Kỹ thuật số…
  • Bên cạnh đó, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện từ sẽ được trau dồi lượng kiến thức chuyên ngành gồm: Truyền động điện, Trang bị điện, Cung cấp điện, Điện công trình, Kỹ thuật khuếch âm, Kỹ thuật audio/ Video, Kỹ thuật phát thanh – truyền hình, Điện thoại – Tổng đài, Điện tử công suất kỹ thuật số, Điều khiển lập trình, Điều khiển động cơ dùng Inverter, Kỹ thuật Robot…
  • Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử là ngành học đòi hỏi phải được thực tập – thực hành nhiều để dễ dàng nắm bắt bài vở, kiến thức, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã đầu tư xây dựng nhiều phòng thí nghiệm/thực hành về Kỹ thuật điện, Lắp đặt điện, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật xung/số, Điện tử Viễn thông, Đo lường – Cảm biến, Điện tử công suất, Kỹ thuật Robot, Điều khiển lập trình, Khí nén – Điện khí nén..
     
  • Để nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên theo học ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, Nhà trường còn chú trọng đào tạo thêm cho các em rất nhiều kỹ năng nghề có tính thực tiễn cao về lắp đặt tủ điện công nghiệp, thiết kế thi công bảng quảng cáo LED, quang báo, phần cứng máy tính, sửa chữa thiết bị điện – điện tử dân dụng, thiết kế – thi công xe tự hành, cánh tay robot… giúp sinh viên dễ dàng có được việc làm sau khi ra trường.
  • Cuối chương trình học, các tân kỹ sư Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử sẽ được giới thiệu thực tập tại các doanh nghiệp liên kết với Nhà trường. Đây chính là môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập tại các cơ sở tốt, được tiếp cận với những hệ thống điện – điện tử đa dạng và hiện đại để rèn luyện kỹ năng, nâng cao kỹ năng tay nghề. Bên cạnh đó, tất cả sinh viên còn được Nhà trường rèn luyện các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng xin việc, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả…

2. Học Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử ra trường làm gì?

  • Sự phát triển mạnh mẽ và liên tục của hàng loạt nhà máy công nghiệp hiện đại tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất… càng đẩy mạnh nhu cầu tuyển dụng cán bộ kỹ thuật có trình độ cao về điện, điện tử và tự động hóa công nghiệp. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân lực ở nhóm ngành kỹ thuật sẽ tăng cao trong những năm tới, đặc biệt là xu hướng chuyển dịch kinh tế, đầu tư phát triển vào nước ta của hàng loạt các công ty, tập đoàn điện tử lớn như: Intel, Samsung, LG… sẽ là cơ hội thúc đẩy Việt Nam trở thành một trong những “trung tâm” chế tạo sản phẩm điện tử lớn ở khu vực Đông Nam Á.
     
  • Các tân kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử có thể đảm nhận công việc tại công ty điện lực, các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện, các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về quy hoạch mạng điện.
  • Làm việc trực tiếp, hoặc tham gia tư vấn, thiết kế và vận hành mạng lưới điện tại tất cả công ty, nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa.
  • Ngoài ra, các tân kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử còn có thể làm việc cho ngành bưu chính viễn thông, Tổng cục Điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc; cán bộ kỹ thuật phòng kiểm định chất lượng trong các công ty, doanh nghiệp hoặc tiếp tục học tập nâng cao lên trình độ thạc sỹ và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực điện – điện tử; tham gia giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, các trung tâm đào tạo về lĩnh vực điện – điện tử…
3. THÔNG TIN TUYỂN SINH

3.1. Đối tượng tuyển sinh

– Liên thông từ Cao đẳng lên Đại Học (Học 2 năm): Tốt nghiệp Cao đẳng ngành Công Nghệ Thông Tin

– Liên thông từ Trung cấp lên Đại Học (Học 2.5 năm): Tốt nghiệp Trung cấp ngành Công Nghệ Thông Tin
– Liên thông từ Trung cấp lên Cao Đẳng (Học 1,5 năm): Tốt nghiệp Trung cấp ngành Công Nghệ Thông Tin

* Những trường hợp liên thông trái ngành, học thêm 01 học kỳ bổ sung kiến thức theo quy định của Nhà trường.

3.2. Hình thức tuyển sinh

– Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển hồ sơ

– Thời gian học: Tối Thứ 7 và Ngày Chủ nhật hàng tuần

3.3. Hồ sơ tuyển sinh

– 01 Hồ sơ tuyển sinh (Theo mẫu nhà Trường);

– 02 Bằng tốt nghiệp (Công chứng);

– 02 Bảng điểm (Công chứng);

– 02 Bằng tốt nghiệp THPT (Công chứng);

– 02 Học bạ THPT (Công chứng);

– 02 Sổ hộ khẩu (Công chứng);

– 02 CMND (công chứng);

– 04 Hình 3×4 (Phía sau ảnh ghi rõ Họ tên; Ngày sinh và Nơi sinh)

ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ

  • Cơ sở 1:  Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH
FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Tác giả bài viết:  https://daotaodaihoc.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây