Những Lưu Ý Cho Thi Sinh Xét Tuyển Khối Nghành Sức Khỏe

Thứ hai - 10/05/2021 03:53
Nhu cầu nhân lực của thị trường lao động đối với khối ngành đào tạo sức khỏe là rất cao. Vì vậy, những năm gần đây, các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe tuyển sinh rất tốt nên khá nhiều trường ĐH, CĐ mở ngành này. Điều đáng nói, điểm xét tuyển bên cạnh một số trường cao chót vót, chủ yếu là hệ thống trường công lập thì một số trường ngoài công lập lại hạ xuống mức thấp chưa từng có như năm 2018 để tuyển mà bỏ qua yếu tố chất lượng đầu vào.
Những Lưu Ý Cho Thi Sinh Xét Tuyển Khối Nghành Sức Khỏe
Những Lưu Ý Cho Thi Sinh Xét Tuyển Khối Nghành Sức Khỏe

1/. Mở thêm nhiều ngành mới

Tại chương trình tư vấn, đại diện các trường ĐH cho biết năm nay riêng đối với khối ngành khoa học sức khỏe, các trường đã mở thêm những ngành mới mà thí sinh cần lưu ý.
  • Đối với khối ngành sức khỏe, từ năm 2020 có điểm thay đổi nhỏ là Bộ GD-ĐT cho phép các trường ĐH sử dụng phương thức xét học bạ, trong đó có thêm điều kiện ràng buộc là bên cạnh tốt nghiệp loại giỏi năm 12 thì cho phép điểm xét tốt nghiệp từ 8.0 trở lên. Mặc dù đây là điểm nhỏ nhưng lại rất quan trọng với các thí sinh và có ưu thế cho những em đã có chiến lược đầu tư học khối ngành sức khỏe ngay từ đầu.
  • Trường vẫn giữ 3 phương thức xét tuyển là xét tuyển thẳng, xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT và xét học bạ. Ngoài ra, năm nay trường có thêm một phương thức mới là xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực.
  • “Năm nay, trường dự kiến mở mới 2 ngành khối khoa học sức khỏe là y học cổ truyền, kỹ thuật y sinh và quản trị bệnh viện. Khi xét học bạ với khối ngành khoa học sức khỏe, thí sinh lưu ý xét vào ngành điều dưỡng thì phải tốt nghiệp loại khá, y khoa và dược phải tốt nghiệp giỏi. Vì vậy, với khối ngành này, thí sinh phải chờ khi đã học xong lớp 12 mới nên đăng ký xét tuyển”
  • Năm nay trường không có nhiều thay đổi và vẫn có 5 phương thức xét tuyển nhưng riêng với khối ngành khoa học sức khỏe thì chỉ áp dụng 4 phương thức là xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, học bạ..
  • Đối với khối ngành sức khỏe, hiện nay nhà trường có 4 ngành tuyển sinh là: răng hàm mặt, dược học, điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm và dự kiến mở 2 ngành là y khoa và y học cổ truyền.
  • Ngoài các ngành đào tạo như các năm thì năm nay ở khối khoa học sức khỏe, trường dự kiến mở 2 ngành mới là điều dưỡng và xét nghiệm y học. Trường sẽ xét tuyển theo các phương thức dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực và xét học bạ.

2/. Học nha khoa có thể làm giàu?

  • Tại chương trình, một thí sinh đặt câu hỏi: “Các bác sĩ khi mở phòng nha khoa thì rất giàu. Vậy nếu học ngành răng - hàm - mặt thì có phải đều có thể làm giàu như vậy? Thí sinh học ngành này phải đối diện với những khó khăn gì?”.
  • Chia sẻ với thí sinh, tiến sĩ Tuấn cho biết đây là một ngành khó trong khối khoa học sức khỏe nhưng cũng là một trong những ngành dễ làm giàu. Mà thực chất học ngành nào cũng đều có khả năng làm giàu nếu học giỏi. Tiến sĩ Tuấn cũng cho biết đầu vào của khối ngành sức khỏe khó hơn rất nhiều so với các ngành khác, nên đây cũng là một thách thức cho thí sinh khi theo học khối ngành này.
  • Ngành y đa khoa và răng hàm mặt là 2 ngành có mức học phí cao nhất và dài nhất trong thời gian đào tạo, cũng là 2 ngành tập trung số lượng thí sinh giỏi nhất.
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1:  Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH
FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Tác giả bài viết: https://daotaodaihoc.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây