TRƯỜNG ĐH QUỐC TẾ BẮC HÀ TUYỂN SINH NGÀNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Thứ ba - 30/05/2023 21:56
Cuộc sống của chúng ta đang dần thay đổi theo hướng tích cực, mà trong đó nhu cầu nâng cấp các cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ cuộc sống cũng như phát triển kinh tế đang được chú trọng. Vì vậy, nguồn nhân lực để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển đó đang là bài toán thách thức đặt ra cho ngành Kỹ thuật công trình dân dụng và công nghiệp là rất lớn. Vậy ngành Kỹ thuật công trình dân dụng và công nghiệp là gì? Tốt nghiệp ra trường làm công việc gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
TRƯỜNG ĐH QUỐC TẾ BẮC HÀ TUYỂN SINH NGÀNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
I. NGÀNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
Ngành Kỹ thuật công trình dân dụng và công nghiệp là chuyên ngành về lĩnh vực thiết kế, tư vấn, tổ chức thi công; cũng như quản lý, giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công trình công nghiệp nhằm mục đích phục vụ đời sống con người. Các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp có thể kể đến như: nhà ở, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, khách sạn – nhà hàng…
Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật công trình dân dụng và công nghiệp sẽ được trang bị các kiến thức về toán, vật lý và hóa học ứng dụng, kết cấu công trình, sức bền vật liệu, cấp thoát nước công trình, vẽ mỹ thuật, máy xây dựng và tổ chức thi công.
II. KINH NGHIỆM CÓ ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật công trình dân dụng và công nghiệp, với tấm bằng kỹ sư có đủ trình độ chuyên môn và kỹ năng thực tế để đảm nhiệm những vị trí làm việc làm sau:
+ Kỹ sư thiết kế kết cấu công trình, thiết kế và tư vấn các giải pháp kết cấu cho công trình;
+ Kỹ sư hiện trường, tổ chức, quản lý công trường, tư vấn và triển khai các biện pháp thi công, quản lý và khai thác sử dụng công trình;
+ Tư vấn giám sát, nghiệm thu, giám sát chất lượng thiết kế và thi công;
+ Tư vấn quản lý công trình xây dựng, quản lý và tư vấn quản lý tiến độ cũng như quản lý tài chính cho công trình xây dựng;
+ Tư vấn thương mại các sản phẩm xây dựng phục vụ cho nhà thầu hoặc chủ đầu tư;
+ Kỹ sư an toàn lao động, tổ chức, thiết kế, kiểm tra, giám sát hệ thống an toàn trong và ngoài công trường.
III. TỐ CHẤT PHÙ HỢP VỚI NGÀNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
Để theo đuổi và thành công trong ngành Kỹ thuật công trình dân dụng và công nghiệp bạn cần có những tố chất phù hợp sau:
- Học khá các môn tự nhiên, có khả năng tính toán: là một tố chất quan trọng vì điều này cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc; nhờ đó dễ dàng lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra các thiết kế một cách chuẩn xác. Ngoài ra, đây còn là lợi thế nếu bạn nhanh nhạy, năng động và có tư duy logic tốt.
- Thích tìm tòi, học hỏi, đam mê kỹ thuật, thích làm việc trong lĩnh vực xây dựng: là một ngành đặc thù với vai trò là thiết kế, xây dựng những công trình phục vụ đời sống và phát triển kinh tế. Nên đối với ngành Kỹ thuật công trình dân dụng và công nghiệp luôn đòi hỏi bạn phải liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn để từ đó nắm bắt kịp thời những xu hướng mới, để không bị tụt hậu với thế giới.
- Am hiểu kiến thức lịch sử và địa lý, có vốn văn hóa sâu rộng: tùy từng địa phương mỗi nơi sẽ có lịch sử và truyền thống riêng, nên với vốn kiến thức về lịch sử và địa lý sẽ giúp bạn thiết kế những công trinh không những đảm bảo kỹ thuật mà còn phù hợp với văn hóa và tập quán của từng vùng miền.
- Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc: với mỗi công trình xây dựng bao giờ cũng đòi hỏi sự phối hợp, chung sức của rất nhiều bộ phận. Cho nên với những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, thì bạn phải có khả năng kết hợp làm việc nhóm, vừa đảm bảo thực hiện tốt phần việc của mình, vừa góp phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy yếu tố làm việc nhóm là vô cùng quan trọng.
IV. THÔNG TIN TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh:
  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
2. Tổ hợp xét tuyển và Mã ngành
  • Mã ngành: 7580201
  • Tổ hợp xét tuyển:
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
A04: Toán – Vật lý – Địa lý
A06: Toán – Hóa học – Địa lý
D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh
3. Phương thức tuyển sinh
  • Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
  • Phương thức 2: Xét theo Học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 3: Xét theo học bạ kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của trường.
  • Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT.
  • Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
  • Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
4. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
- Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);
- Học bạ THPT (bản sao công chứng);
- Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
- Bằng và bảng điểm các hệ đã học (bản sao công chứng);
- Lệ phí xét tuyển (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Giấy khai sinh và CCCD (bản sao công chứng);
- Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng);
- 02 ảnh 3*4 (chụp trong vòng 06 tháng).
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1: Ngõ 4, Dương Khuê, p. Mai Dịch, q. Cầu Giấy, tp. Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 301 Nguyễn Trãi, p. Quyết Thắng, tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH
FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây