TRƯỜNG ĐH QUỐC TẾ BẮC HÀ TUYỂN SINH NGÀNH KINH TẾ XÂY DỰNG

Thứ sáu - 02/06/2023 02:25
Kinh tế xây dựng là chuyên ngành thuộc nhóm ngành xây dựng, kết hợp giữa lĩnh vực thiết kế và quản lý xây dựng. Đây là ngành học được đánh giá cao, đáp ứng được yêu cầu mật thiết giữa các vấn đề tài chính, thống kê và quá trình xây dựng, triển khai dự án xây dựng. Vậy tổng quan ngành Kinh tế xây dựng là như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin hữu ích ở bài viết dưới đây.
TRƯỜNG ĐH QUỐC TẾ BẮC HÀ TUYỂN SINH NGÀNH KINH TẾ XÂY DỰNG
I. NGÀNH KINH TẾ XÂY DỰNG LÀ GÌ?
Ngành Kinh tế xây dựng (tên tiếng Anh là Construction Economics) là ngành kết hợp giữa kinh tế và quản lý xây dựng với những công việc cụ thể như: tài chính, kế toán, thống kế; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh quyết toán xây dựng công trình; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng…
Sinh viên theo học ngành Kinh tế xây dựng được học những kiến thức chuyên sâu, khả năng tư vấn các dự án đầu tư xây dựng công trình; lập kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng; hoạch toán và kiểm toán trong xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định hồ sơ mời thầu; quản lý, triển khai các dự án đầu tư xây dựng. Ngoài ra, sinh viên còn được chí trọng phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập… để có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc sau khi ra trường.
II. CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP RA TRƯỜNG
Sinh viên khi hoàn thành chương trình đào tạo tại trường với kiến thức và kỹ năng được đào tạo có thể đáp ứng công việc tại những vị trí sau:
- Làm quản lý xây dựng ở các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng từ cấp trung ương như ở các bộ; Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc nhà nước…
- Làm việc tại các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng ở các bộ khác đến các cấp địa phương; cấp tỉnh, cấp quận, huyện như: Sở Xây dựng, Sở kiến trúc quy hoạch, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính…, các phòng quản lý xây dựng và tài chính ở các quận, huyện.
- Làm nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng.
- Làm quản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý công trường ở các doanh nghiệp xây dựng, các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản.
- Làm tư vấn lập và phân tích dự án đầu tư, lập và thẩm tra dự toán, cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu ở các công ty tư vấn đầu tư xây dựng.
- Làm thẩm định dự án tại các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm.
- Làm quản lý dự án tại các ban quản lý dự án và các chủ đầu tư xây dựng công trình.
- Làm công tác giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo.
III. TỐ CHẤT CẦN CÓ ĐỂ THEO HỌC NGÀNH KINH TẾ XÂY DỰNG
Để có thể thành công và phát triển trong ngành Kinh tế xây dựng, người học cần có một số tố chất dưới đây:
+ Học tập tốt các môn Khoa học tự nhiên;
+ Yêu thích tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới;
+ Yêu thích ngành xây dựng;
+ Có kỹ năng nghiên cứu độc lập, cũng như làm việc theo nhóm;
+ Có khả năng chịu đựng áp lực công việc cao;
IV. THÔNG TIN TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh:
  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
2. Tổ hợp xét tuyển và Mã ngành
  • Mã ngành: 7580201
  • Tổ hợp xét tuyển:
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
A04: Toán – Vật lý – Địa lý
A06: Toán – Hóa học – Địa lý
D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh
3. Phương thức tuyển sinh
  • Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
  • Phương thức 2: Xét theo Học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 3: Xét theo học bạ kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của trường.
  • Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT.
  • Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
  • Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
4. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
- Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);
- Học bạ THPT (bản sao công chứng);
- Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
- Bằng và bảng điểm các hệ đã học (bản sao công chứng);
- Lệ phí xét tuyển (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Giấy khai sinh và CCCD (bản sao công chứng);
- Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng);
- 02 ảnh 3*4 (chụp trong vòng 06 tháng).
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1: Ngõ 4, Dương Khuê, p. Mai Dịch, q. Cầu Giấy, tp. Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 301 Nguyễn Trãi, p. Quyết Thắng, tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH
FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây