CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Thứ hai - 26/12/2022 21:43
Điện tử - Viễn thông đang không ngừng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người, nhất là những bạn trẻ đam mê kỹ thuật và yêu thích lĩnh vực điện tử, truyền thông. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông
NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
1. Ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông là gì?
   Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là ngành ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại tạo nên các thiết bị truyền thông và các thiết bị điện tử: Tivi, điện thoại di động, máy tính, các mạch điều khiển, hệ thống nhúng, ... nhằm xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu giúp cho việc trao đổi thông tin được thuận tiện hơn, xây dựng các hệ thống tự động giúp cho việc giao tiếp giữa người và máy thân thiện hơn, xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển các thiết bị.

2. Học gì trong ngành Điện tử - Viễn Thông?
Theo học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, nguyên lý truyền thông tin và tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như:
  • Mạng không dây
  • Mạng truyền số liệu 
  • Kỹ thuật siêu cao tần và anten
  • Hệ thống phát thanh truyền hình
  • Công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh

Thời gian đào tạo Cử nhân ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông của các trường Đại học trong khoảng 4-5 năm. 

Bởi ngành này mang tính ứng dụng cao, luôn bám sát thực tiễn theo nhu cầu của các doanh nghiệp và xu thế công nghệ mới nên sinh viên được thực hành và trải nghiệm nhiều. Sinh viên sẽ có khoảng 30% thời lượng học tập để được thực chiến các kỹ năng với các trang thiết bị của trường như:
 
  • Vận hành, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử - viễn thông 
  • Tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông trong công nghiệp và đời sống
 
Khi đi sâu vào từng chuyên ngành, sinh viên sẽ gặp gỡ khối lượng kiến thức đặc thù rộng lớn, tuy thú vị nhưng cũng nhiều thử thách. Ba chuyên ngành nổi trội hiện đang phổ biến bởi tính ứng dụng mà sinh viên cần cân nhắc khi theo đuổi là:
 
  •   Kỹ thuật điện tử - Viễn thông 
  •   Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 
  •   Hệ thống nhúng và IoT (tạo ra các thiết bị thông minh, kết nối Internet)
 

3.Tương lai của ngành Điện tử - Viễn Thông và cơ hội nghề nghiệp dành cho bạn

Tốc độ phát triển nhanh chóng của lĩnh vực Điện tử - Viễn Thông vẫn đang sản sinh ra nhiều nghề nghiệp mới mà có thể chính bạn là một trong những người tiên phong đảm nhận. Không chỉ các công ty trong lĩnh vực viễn thông như Viettel, VNPT, FPT mà các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác như điện lực, ngân hàng, giao thông, quốc phòng - an ninh... vẫn cần sử dụng hạ tầng mạng viễn thông và máy tính. Điều đó có nghĩa bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn để phát triển sự nghiệp tương lai của mình. 
 

 
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, bạn có thể đảm nhận những vị trí công việc sau:
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế và vận hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, sản xuất thiết bị Điện tử - Viễn Thông, những công ty sản xuất vi mạch
  • Kỹ sư vô tuyến với kiến thức chuyên sâu về vận hành mạng, các mạng di động 2G/ 3G/ 4G/ 5G và cấu trúc mạng cũng như các thuật toán, tham số của tính năng mạng vô tuyến
  • Kỹ sư viễn thông đảm nhiệm nghiên cứu và phát triển mạng vô tuyến, định vị dẫn đường, thiết bị tín hiệu đa phương tiện về âm thanh, hình ảnh
  • Kỹ sư truyền dẫn đảm nhận việc vận hành, khai thác, giám sát lắp đặt mạng truyền dẫn
  • Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô
  • Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, bưu chính viễn thông, bưu điện

4.Hình Thức Tuyển Sinh
A. Đối tượng, phương thức tuyển sinh
Người học có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học cùng ngành hoặc khác ngành

B.Hình Thức Đào Tạo
  • Online hết hợp Offline
  • Thời gian học linh hoạt
C. Hồ sơ gồm:
  • Phiếu đăng ký Xét tuyển :Theo mẫu của trường
  • Bằng tốt nghiệp THPT (Photo công chứng nếu có)
  • Học bạ THPT (Photo công chứng nếu có))
  • Bảng điểm, bằng tốt nghiệp Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại Học
  • Giấy khai sinh (Photo công chứng)
  • Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (Bản sao)
  • 02 Phong bì dán tem có ghi địa chỉ người nhận
  • 4 ảnh 3×4
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1:  Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hà Nộ và tp. Hồ Chí Minh
LIÊN HỆ TUYỂN SINH




 
FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây